Chuyển đến nội dung chính

Thiên Ninh công chúa

Thiên Ninh công chúa tên thật là Ngọc Tha hoặc Bạch Tha, con gái trưởng của vua Trần Minh Tông và Lệ Thánh hoàng hậu, bà đồng thời là chị ruột của vua Trần Dụ Tông. 

Thiên Ninh công chúa là một trong những người phụ nữ có vai trò quan trọng nhất góp phần bảo vệ quyền lực của nhà Trần cũng như nước Đại Việt trong cảnh nội loạn và ngoại xâm. 

Khác với những người phụ nữ họ Trần khác như Linh Từ Quốc Mẫu, An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa .v.v. những người có tính ôn nhu hơn và thực hiện nghĩa vụ theo sự sắp đăt của triều đình. Thì riêng bà là người chủ động, mạnh mẽ và quyết đoán hơn cả. Không dừng ở sự hỗ trợ, bà còn là người trực tiếp mưu tính cũng như tham gia chính sự nhằm cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần.

Đây là một người phụ nữ cá tính khác thường, một người đặt ra ngoài những ràng buộc lễ nghĩa thông thường vì những mục đích lớn hơn. Như việc bà thông dâm với chính em trai của mình là vua Trần Dụ Tông theo bài thuốc chữa bệnh liệt dương cho vua, khiến cho các nhà nho đời sau đỏ mặt không tiếc lời phê phán. Nhưng ngược lại chính họ cũng phải ngầm thừa nhận năng lực của bà trong thời đại nhiễu nhương lúc bấy giờ. 


Vì vua Trần Dụ Tông khi bệnh sắp băng không có con nối dõi, mới gọi con trai của Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục là Trần Nhật Lễ vào nối ngôi. Nhưng trớ trêu Nhật Lễ không phải là con đẻ của Nguyên Dục, mà là con rơi cả một kẻ phường hát họ Dương. Trần Nhật Lễ được ngôi vua rồi thì mưu đổi về họ Dương bèn quay sang giết hại thân tộc họ Trần, trong đó có cả Hiến Từ Hoàng Thái Hậu (Lệ Thánh hoàng hậu) mẹ của Thiên Ninh công chúa.


Các quí tộc nhà Trần, trong đó có hai con trai của Thiên Ninh công chúa họp nhau, đương đêm cùng trăm người kéo vào cung mưu hành thích Nhật Lễ. Mưu sự không thành, Nhật Lễ may mắn trốn thoát, sáng hôm sau hắn bắt và giết tất cả những người tham gia đảo chính. 


Thiên Ninh công chúa tức giận đem quân hội với anh bà là Cung Định Vương Trần Phủ ở sông Đại La. Trần Phủ chần chừ không có chí làm vua, Thiên Ninh mới gắt rằng: " Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ cho người khác? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho" (Đại Việt sử kí toàn thư). 


Trần Phủ lúc ấy mới nghe theo, Thiên Ninh cùng với các hoàng thân khác kéo quân về Thăng Long đánh bại Nhật Lễ và tôn Trần Phủ lên làm vua, hiệu là Trần Nghệ Tông. 


Để tưởng thưởng công lao trung hưng của bà Trần Nghệ Tông phong bà làm Lạng Quốc Thái trưởng công chúa, sau lại thêm mỹ tự gọi là Quốc Hinh.



Nguồn: https://www.facebook.com/warm21/

Người sưu tầm: Đỗ Xuân Giang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trang phục Triều Trần (1225 - 1400)

Trang phục Hoàng đế Nhà Trần tiếp nối nhà Lý một cách hòa bình nên các di sản và giá trị thời Lý vẫn được học theo cũng như vẫn có sự học hỏi từ nhà Tống bên Trung Quốc. 1) Lễ phục Hoàng đế Lễ phục thời Trần của hoàng đế vẫn là Cổn Miện. Quy chế về căn bản vẫn như thời Lý. Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho biết vua Trần có 4 loại mũ là : Mũ Miện, Mũ Thông Thiên, Mũ Phù Dung và Mũ Phốc Đầu. 2) Triều phục Hoàng đế Theo ghi nhận của Lê Tắc trong "An Nam chí lược" thì vua Trần có bộ triều phục Quyển Vân, đội Mũ Quyển Vân (Quyển Vân Quan - 卷雲冠 ). Tên gọi thực tế của Mũ Quyển Vân là Mũ Thông Thiên ( Thông Thiên Quan - 通天冠 )   nhưng do dáng mũ uốn cong như mây cuốn nên tục gọi là Quyển Vân. Ngô Tự Mục thời Tống cho biết : " Mũ Thông Thiên của vua Tống đều dùng hạt Bắc châu uốn kết lại, còn gọi là Mũ Quyển Vân". Mạnh Nguyên Lão thời Tống cũng mô tả: " Hoàng đế đội mũ Thông Thiên, còn gọi là Mũ Quyển Vân, mặc áo bào đỏ, cầm ngọc khuê". ...

HÌNH ẢNH ÁO CỔN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình ảnh áo Cổn đã được ghi chép trong hai bộ sử là Đại Việt Sử kí Toàn thư (thế kỉ XV) và Việt Sử lược ( được xác định là ra đời dưới thời  nhà Trần ) . Cả hai bộ sử đều thống nhất rằng áo Cổn đã xuất hiện từ thời nhà Đinh - Tiền Lê thông qua các chi tiết sau: Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên có đoạn “ Thái hậu (tức Thái hậu Dương Vân Nga - Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng) thấy mọi người đều vui lòng quy phục, bèn sai lấy áo (Long) Cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu [980], giáng phong vua làm Vệ Vương. ” Việt Sử lược cũng có cùng chi tiết “Thái hậu thấy lòng người theo phục, sai người lấy áo (Long) Cổn khoác lên mình vua, xin lên ngôi. Năm Canh Thìn (980), vua lên ngôi …” Như vậy, khi xem xét kĩ càng các chi tiết được đưa ra ta thấy cả hai bộ sử đều ghi nhận sự kiện Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo (Long) Cổn của nhà Đinh khoác lên người Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn vào năm 980,...