Chuyển đến nội dung chính

QUY CHẾ


                   CLB HỌC THUẬT
                   ------------------------
                                      TP.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2018


QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ HỌC THUẬT
LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ
The Society to Study the History of Vietnam

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
Điều 1. LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ - The Society to Study the History of Vietnam là một tổ chức học thuật được ra đời dựa trên sự đòi hỏi và niềm đam mê nghiên cứu học thuật của đông đảo sinh viên trong và ngoài ngành. Trong lịch sử hình thành và phát triển, đã có nhiều Hội/Nhóm/Câu lạc bộ học thuật được ra đời nhưng hầu hết không đáp ứng hết được nhu cầu của đội ngũ sinh viên say mê nghiên cứu. Để tránh đi vào "lối mòn cũ'', câu lạc bộ sẽ mang bản sắc là một câu lạc bộ thuần sử học và học thuật. Dựa theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc. LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ sẽ là nơi để các thành viên học tập, trao đổi, nghiên cứu và tham gia các hoạt động liên quan đến học thuật và chia sẽ học thuật.
Điều 2. CLB LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ chịu sự quan lý trực tiếp từ Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ và các cơ quan đại diện, hoạt động trong khuôn khổ, quy định theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


CHƯƠNG II
TÊN GỌI - CHỨC NĂNG - SỨ MỆNH - NHIỆM VỤ
Điều 3. Tên gọi
Tên chính thức: LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ - The Society to Study the History of Vietnam
Tên giao dịch: LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ - HISTORY OF COUNTRY
Tên tiếng Việt: CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ
Tên viết tắc: LSNN
Biểu tượng:
Slogan:
Địa chỉ liên hệ:

Email: lichsunuocnha2018@gmail.com
Điều 4. Chức năng
- Tổ chức các buổi tọa đàm học thuật với sự tham gia của tất cả các thành viên toàn câu lạc bộ
- Tổ chức, rèn luyện các sinh viên thành viên tham gia các Hội thi/Cuộc thi/Chương trình học thuật các cấp
- Tổ chức giao lưu với các đơn vị/nhóm/câu lạc bộ học thuật khác
- Tạo điều kiện thuật lợi cho các thành viên tham gia nghiên cứu, trao đổi, học hỏi và hổ trợ lẫn nhau trong học tập và nghiên cứu khoa học

Điều 5. Nhiệm vụ
- Tôn trọng và chấp hành quy chế, giữ gìn tư cách thành viên LSNN
- Tham gia tích cực vào các công việc, hoạt động của LSNN
- Tuyên truyền, phát triển thành viên Câu lạc bộ trên tinh thần học hỏi, sáng tạo; bảo vệ danh dự và uy tín LSNN
- Đoàn kết, tương trợ với các thành viên trong LSNN và chung chí hướng
- Tạo môi trường năng động để các thành viên trong LSNN có điều kiện sáng tạo và phát triển tối đa thế mạnh của bản thân, tổ chức những sân chơi bổ ích cho thành viên, các bạn yêu thích Sử học có cơ hội học hỏi, giao lưu, trao dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, năng lực bản thân và khả năng trong công việc.
- BCN LSNN có nhiệm vụ kịp thời đưa tới thành viên những thông tin nóng hổi, bổ ích, phục vụ tốt nhu cầu học thuật và nghiên cứu của thành viên.
Điều 6. Sứ mệnh                                                                                           
LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ - The Society to Study the History of Vietnam có sứ mệnh tiếp tục phát triển và làm phong phú thêm vốn hiểu biết của toàn thể sinh viên nhằm tạo ra một đội ngũ tri thức có tầm nhìn và trình độ lý luận cao để chung tay vào việc phát triển đất nước trong tương lai.

CHƯƠNG III
THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ
Điều 7. Đối tượng tham gia
- Người đang hoạt động và nghiên cứu Học thuật trong ngành Sử học
- Sinh viên các khoa/ngành đang hoạt động và học tập trên lĩnh vực Sử học
- Người có niềm đam mê với nghiên cứu Học thuật và Sử học
Điều 8. Thủ tục gia nhập
Thành viên có nhu cầu gia nhập LSNN phải có Đơn xin gia nhập theo mẫu hiện hành, câu lạc bộ sẽ tổ chức xét tuyển và thử thách công việc, nếu ứng viên có tinh thần trách nhiệm, lòng đam mê nghiên cứu khoa học, nhiệt tình học hỏi, chấp nhận tuân theo quy chế hoạt động của câu lạc bộ sẽ được gia nhập, trở thành thành viên LSNN.
Điều 9. Quyền lợi của thành viên
- Được tham gia tất cả hoạt động do LSNN tổ chức
- Được tự do ứng cử, đề cử, bầu cử các vị trí trong LSNN (Các vị trí ban Chủ nhiệm LSNN đề ra)
- Được chất vấn Ban điều hành về những vấn đề mà cá nhân còn chưa rõ hay khúc mắc.
- Yêu cầu tập thể đứng ra bảo vệ uy tín, quyền lợi của mình nếu bị tập thể hoặc cá nhân khác xâm phạm.
- Được kiến nghị, góp ý, bảo lưu ý kiến của mình trong tất cả các vấn đề liên quan đến cách tổ chức và hoạt động của LSNN. Dân chủ thảo luận, tiếp thu và đề bạc ý kiến, nguyện vọng xây dựng LSNN ngày càng lớn mạnh.
- Được LSNN hổ trợ, tạo điều kiện thực hiện các ý tưởng và tiến hành tìm hiểu các công trình học thuật, nghiên cứu khoa học trong điều kiện và khả năng của câu lạc bộ.
Điều 10. Nghĩa vụ của thành viên
 - Chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc hoạt động của LSNN
 - Tham gia và sinh hoạt đầy đủ mỗi tuần 1 lần (hay theo sự kiện), trong buổi sinh hoạt định kỳ phải có sự tham gia của ít nhất một thành viên trong Ban Chủ nhiệm và Thư ký. Nội dung sinh hoạt phải được Ban Chủ nhiệm thống nhất và báo cho tất cả thành viên.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Rèn luyện đạo đức, tác phong, giữ gìn hình ảnh và nâng cao uy tín của LSNN
- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác, thân thiện với các thành viên khác, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
- Luôn luôn học tập, trau dồi kiến thức góp phần xây dựng LSNN ngày càng lớn mạnh.
Điều 11. Bộ phận quản lí
- Ban nhân sự quản lí trực tiếp các thành viên trong và ngoài câu lạc bộ.
- Có quyền cho hoặc không cho thành viên đó tham gia sinh hoạt trong group hoặc fanpage hoặc sinh hoạt trực tiếp cùng ban chủ nhiệm.
- Thành viên cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước ban nhân sự.
- Ban chủ nhiệm quản lí thành viên thông qua ban nhân sự.

CHƯƠNG IV
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÂU LẠC BỘ
Điều 12. Ban chấp hành
- Ban chấp hành LSNN là cơ quan quản lý, tổ chức nhân sự và điều hành mọi hoạt động của câu lạc bộ. Là cơ quan cao nhất của câu lạc bộ.
- Ban chấp hành LSNN có nhiệm kỳ hoạt động 2 năm.
- Ban chấp hành LSNN bao gồm 4 thành viên thường trực ban chủ nhiệm, 3 trưởng ban và 3 phó ban trực thuộc các ban.
- Ban chấp hành có quyền quyết định thành lập một số ban trong trường hợp cần thiết.
- Ban chấp hành sẽ tiến hành hợp thường kì để nghe báo cáo kết quả và kế hoạch của các ban trong kì hợp được tổ chức dưới sự thống của ban chủ nhiệm, ban chấp hành.
Điều 13. Ban chủ nhiệm
- Ban chủ nhiệm là cơ quan được bầu chọn từ những thành viên trong ban chấp hành và có nhiệm kỳ tương đương với ban chấp hành
- Ban chủ nhiệm bao gồm 4 thành viên thường trực: 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 1 tổng thư kí được thành viên ban chấp hành bầu chọn.
- Ban chủ nhiệm là cơ quan đại diện tối cao của toàn câu lạc bộ trong mọi hoạt động, có quyền quyết định mọi vấn đề trong trường hợp cấp bách.
- Ban chủ nhiệm phải tuân thủ hoạt động theo quay chế đã được thông qua, trong mọi vấn đề đều phải thông qua ban chấp hành.
Điều 14. Chủ nhiệm Câu lạc bộ
- Chủ nhiệm câu lạc bộ được bầu chọn từ thành viên trong ban chấp hành LSNN.
- Là người đại diện cho LSNN trong các hoạt động đối nội, đối ngoại với các thành viên và các tổ chức khác bên trong hay bên ngoài trường, trực tiếp tổ chức các công tác nhân sự, quản lý toàn diện, điều hành mọi hoạt động và phát triển LSNN theo định hướng và nhiệm vụ mà Ban Chủ nhiệm giao phó.
- Chủ nhiệm chuyên trách về truyền thông.
- Chịu trách nhiệm trước các cơ quan, pháp luật về hoạt động của LSNN.
- Chuẩn bị nội dung các kỳ hợp của LSNN.
 - Ký các văn bản có liên quan đến hoạt động của LSNN.
Điều 15. Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
- Thực hiện các công tác quan lý và duy trì hoạt động LSNN theo sự phân công của Chủ nhiệm, đàm bảo điều hành hoạt động trong quyền hạn của mình.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm và các thành viên về công việc được giao và trách nhiêm của mình.
 - Phối hợp, điều hành hoạt động khi Chủ nhiệm vắng mặt.
 - Phó chủ nhiệm do 2 thành viên được chỉ định và phân công từ chủ nhiệm nằm trong ban chủ nhiệm.
- Mỗi phó chủ nhiệm chuyên trách một số ban quan trọng tùy theo sự phân công của chủ nhiệm. Phó chủ nhiệm chuyên trách về nhân sự; phó chủ nhiệm chuyên trách về biên tập.
Điều 16. Tổ Thư ký
- Tổ thư ký được quản lí tập trung từ ban chủ nhiệm, do tổng thư ký quản lí chính.
- Tổ thư ký bao gồm 3 thành viên: 1 tổng thư ký và 2 thư ký
- Phụ trách đảm nhiệm quản lý hồ sơ, văn bản, các công tác hành chính và cố vấn cho Ban Chủ nhiệm về việc định hướng, xây dựng và phát triển Câu lạc bộ.
 - Các cuộc họp, hoạt động định kỳ bắt buộc phải có sự tham gia của Thư ký (tối thiểu là 1 thành viên).
- Tổ thư ký có nhiệm vụ tập hợp các bản báo cáo của các ban gửi về ban chủ nhiệm, có nhiệm vụ tổng hợp và gửi về cho ban chủ nhiệm trước khi diễn ra cuộc hợp. Sau các kì hợp, tổ thư ký chịu trách nhiệm soạn thảo biên bản và phổ biến cho các ban để các ban tiến hành theo kết quả của kì hợp.
- Tổ thư ký ra thông báo, quyết định cho các vấn đề chủ nhiệm hay phó chủ nhiệm ký nhận và triển khai.
-  Tổ thư ký phụ trách soạn thảo các biểu mẫu như báo cáo, thống kê, danh sách, quyết định, thông báo, đơn thư, đơn xin gia nhập,…. Cho CLB.
Điều 17. Ban Cố vấn
- Ban cố vấn được thành lập thông qua quyết định của ban chấp hành trong trường hợp cần thiết.
- Bao gồm 1 trưởng ban, 2 phó ban, 2 ủy viên do phó chủ nhiệm, ban thẩm định, ban nhân sự phối hợp và tiến hành thành lập.
- Cố vấn và định hướng các hoạt động trong CLB
Điều 18. Ban Biên tập
- Bao gồm trưởng ban và 4 phó ban
- Mỗi phó ban phụ trách một mảng chính: tổ chức và quản lí đăng bài (lên lịch, tập hợp bài viết của thành viên), kiểm duyệt, tổ chức nội dung chương trình (tọa đàm, cuộc thi, cuộc thảo luận). Mảng tổ chức nội dung chương trình do 2 phó ban đảm nhiệm.
- Thành viên ban biên tập có nhiệm vụ viết các bài viết đăng lên trang nhóm, biên tập và xây dựng các công trình chung của CLB. Các thành viên của các ban khác có thể tham gia vào ban biên tập.
- Các thành viên trong ban biên tập phải đảm bảo bài đăng đúng quy chế.
 - Ban biên tập sẽ phụ trách soạn thảo sách, tạp chí, bài viết, thiết kế,….
- Trưởng ban và phó ban biên tập được đặt cách tham gia ban chấp hành vì đây là ban quan trọng của CLB.
- Ban biên tập nắm vai trò chủ chốt và chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề liên quan đến nội dung.
Điều 19. Ban truyền thông
- Ban truyền thông bao gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 2 thành viên thường trực
- Ban truyền thông chịu trách nhiệm truyền tải thông tin, tuyên truyền quyết đinh của ban chấp hành, ban chủ nhiệm, và các ban khác đến thành viên trong và ngoài câu lạc bộ.
- Ban truyền thông chịu trách thiết kế logo, biểu tượng riêng cho CLB.
- Ban truyền thông đóng vai trò truyền tải thông tin của CLB.
- Ban truyền thông có nhiệm vụ chia sẻ các bài đăng fanpage về các nhóm học thuật khác để cùng trao đổi học thuật.
Điều 20. Ban nhân sự
- Ban nhân sự bao gồm 1 trưởng ban (do phó chủ nhiệm chuyên trách) và 2 phó ban.
- Mỗi phó ban phụ trách quản lí thành viên trong và ngoài CLB.
- Thành viên trong CLB được xác định là những thành viên có đơn đăng kí tham gia vào sinh hoạt của CLB, được quản lí chặt chẽ bởi ban nhân sự.
- Thành viên ngoài CLB được xác định là những người tham gia trong group nhóm, theo dõi fanpage, được quản lí tương đối lỏng lẻo. Trong quản lí group ban nhân sự có quyền điều chỉnh số lượng thành viên theo quy chế hiện hành.
- Ban nhân sự có trách nhiệm báo cáo tình hình nhân sự trước mọi kì hợp và đề ra những biện pháp quản lí hiệu quả.
- Ban nhân sự chịu trách nhiệm khen thưởng và kỷ luật thành viên theo quy chế, báo cáo về ban chấp.
- Ban nhân sự chịu trách nhiệm quả lí tài chính CLB.
Điều 21. Phương thức hoạt động
- Tất cả hoạt động điều chịu sự quản lí của ban chủ nhiệm và ban chấp hành LSNN.
- Tất cả hoạt động điều thông qua Tổ thư ký. Tổ thư ký giữ vai trò trung gian, là nơi tiếp nhận báo cáo của các ban, là nơi tiếp nhận chỉ thị của ban chủ nhiệm và ban chấp hành, là nơi truyền tải thông tin.
- Các ban phải gửi mọi báo cáo, quyết định, biểu mẫu về cho Tổ thư ký. Tổ thư ký trình ban chấp hành và ban chủ nhiệm khi cần theo yêu cầu của các ban.
- Trong trường hợp cần thiết ban chủ nhiệm sẽ truyền tải thông tin cần thiết, cũng như sự đề trình trực tiếp báo cáo của các ban.
- Các thành viên làm việc với ban chủ nhiệm, ban chấp hành thông qua ban nhân sự. Ban nhân sự có quyền báo cáo trực tiếp với ban chủ nhiệm và ban chấp hành.

CHƯƠNG V
TÀI CHÍNH

Điều 22. Nguồn thu
Lệ phí đóng góp hàng tháng của thành viên (20.000VNĐ/thành viên)
Ngân sách được hổ trợ và tài trợ.
Các khoản thu khác
Điều 23. Nguồn chi
Các khoản chi hành chính phí, công tác phí
Chi phí trang thiết bị kỹ thuật
Chi phí hoạt động tổ chức sự kiện
Chi phí phục vụ quan hệ đối ngoại
Điều 24. Tài chính của LSNN chịu sự quản lý của Chủ nhiệm, Thư ký CLB và theo sự giám sát của Ban Chủ nhiệm, phải có báo cáo trong các kỳ họp. Khi một thành viên có quyết định chuyển công tác và không tham gia câu lạc bộ nữa, các bộ phận phụ trách có trách nhiệm thanh toán tài chính và thu lại tài sản Câu lạc bộ mà thành viên đang giữ.

CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

Điều 25. Khen thưởng
Hàng năm, LSNN sẽ có cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong cuộc họp thường niên, trong đó có hình thức bầu thành viên hoạt động xuất sắc nhất trong năm do thành viên bầu chọn.

Điều 26. Hình thức khen thưởng
- Nhận giấy khen do LSNN và ban Chủ nhiệm trao tặng, kèm theo mức thưởng phù hợp
- Các thành viên đóng góp tích cực cũng sẽ được đề xuất khen thưởng và tuyên dương trong các quý/năm.
Điều 27. Kỷ luật.
Có 3 hình thức kỷ luật là: Phê bình, Khiển trách và Khai trừ. Ứng với mỗi hình thức kỷ luật, Ban Chủ nhiệm có thể áp dụng thêm các hình phạt bổ sung phù hợp với quyền hạn của mình.
Điều 27.1. Phê Bình
- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, trễ nãi, làm giảm chất lượng các hoạt động của LSNN.
- Không tham gia đóng góp, sinh hoạt tập thể theo quy định.
Điều 27.2. Khiển trách
- Những thành viên đã bị phê bình mà không sửa chữa, tiến bộ trong các hoạt động sau đó.
- Những thành viên tự có hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh CLB mà không do CLB gây ra, làm việc vượt quá phạm vi của mình gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Điều 27.3. Khai trừ
- Áp dụng cho các thành viên cố tình gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ CLB, trục lợi vì tập thể để mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc không nhiệt tình với công việc tập thể và của PAA CLUB.
- Những thành viên đã bị phê bình, khiển trách nhiều lần nhưng không có dấu hiệu tiến bộ, có những hành động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín PAA CLB.

CHƯƠNG VII
NGỪNG HOAT ĐỘNG - THANH LÝ
Điều 28. Câu lạc bộ ngừng hoạt động trong các trường hợp sau
- Giải thể vì hoạt động LSNN không cần thiết nữa
- Chuyển thể thành một tổ chức mới
- Theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền
- Việc ngừng hoạt động của LSNN phải thông qua Nghị quyết của CLB với các cơ quan/tổ chức có liên quan.

Điều 29. Tài sản của LSNN sẽ được Ban Thư ký thanh lý để kiểm kê, thanh toán và xử lý tài sản theo quyết định của ban Chấp hành dưới sự giám sát của các thành viên và các cơ quan/ tổ chức có liên quan.

CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30.
- Quy chế và hoat động của LSNN được thông qua và có hiểu lực kể từ ngày 24 tháng 06 năm 2018.
- Ban Chấp hành có trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy chế này, quy chế có hiệu lực theo từng khóa hoạt động của LSNN và được thay đỗi, bổ sung trong quá trình thực thi để phù hợp với nhu cầu mới.

TM. Ban soạn thảo quy chế CLB LSNN
Người biên soạn
TRẦN HOÀNG


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trang phục Triều Trần (1225 - 1400)

Trang phục Hoàng đế Nhà Trần tiếp nối nhà Lý một cách hòa bình nên các di sản và giá trị thời Lý vẫn được học theo cũng như vẫn có sự học hỏi từ nhà Tống bên Trung Quốc. 1) Lễ phục Hoàng đế Lễ phục thời Trần của hoàng đế vẫn là Cổn Miện. Quy chế về căn bản vẫn như thời Lý. Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho biết vua Trần có 4 loại mũ là : Mũ Miện, Mũ Thông Thiên, Mũ Phù Dung và Mũ Phốc Đầu. 2) Triều phục Hoàng đế Theo ghi nhận của Lê Tắc trong "An Nam chí lược" thì vua Trần có bộ triều phục Quyển Vân, đội Mũ Quyển Vân (Quyển Vân Quan - 卷雲冠 ). Tên gọi thực tế của Mũ Quyển Vân là Mũ Thông Thiên ( Thông Thiên Quan - 通天冠 )   nhưng do dáng mũ uốn cong như mây cuốn nên tục gọi là Quyển Vân. Ngô Tự Mục thời Tống cho biết : " Mũ Thông Thiên của vua Tống đều dùng hạt Bắc châu uốn kết lại, còn gọi là Mũ Quyển Vân". Mạnh Nguyên Lão thời Tống cũng mô tả: " Hoàng đế đội mũ Thông Thiên, còn gọi là Mũ Quyển Vân, mặc áo bào đỏ, cầm ngọc khuê". ...

HÌNH ẢNH ÁO CỔN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình ảnh áo Cổn đã được ghi chép trong hai bộ sử là Đại Việt Sử kí Toàn thư (thế kỉ XV) và Việt Sử lược ( được xác định là ra đời dưới thời  nhà Trần ) . Cả hai bộ sử đều thống nhất rằng áo Cổn đã xuất hiện từ thời nhà Đinh - Tiền Lê thông qua các chi tiết sau: Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên có đoạn “ Thái hậu (tức Thái hậu Dương Vân Nga - Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng) thấy mọi người đều vui lòng quy phục, bèn sai lấy áo (Long) Cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu [980], giáng phong vua làm Vệ Vương. ” Việt Sử lược cũng có cùng chi tiết “Thái hậu thấy lòng người theo phục, sai người lấy áo (Long) Cổn khoác lên mình vua, xin lên ngôi. Năm Canh Thìn (980), vua lên ngôi …” Như vậy, khi xem xét kĩ càng các chi tiết được đưa ra ta thấy cả hai bộ sử đều ghi nhận sự kiện Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo (Long) Cổn của nhà Đinh khoác lên người Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn vào năm 980,...

Thiên Ninh công chúa

Thiên Ninh công chúa tên thật là Ngọc Tha hoặc Bạch Tha, con gái trưởng của vua Trần Minh Tông và Lệ Thánh hoàng hậu, bà đồng thời là chị ruột của vua Trần Dụ Tông.  Thiên Ninh công chúa là một trong những người phụ nữ có vai trò quan trọng nhất góp phần bảo vệ quyền lực của nhà Trần cũng như nước Đại Việt trong cảnh nội loạn và ngoại xâm.  Khác với những người phụ nữ họ Trần khác như Linh Từ Quốc Mẫu, An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa .v.v. những người có tính ôn nhu hơn  và thực hiện nghĩa vụ theo sự sắp đăt của triều đình. Thì riêng bà là người chủ động, mạnh mẽ và quyết đoán hơn cả. Không dừng ở sự hỗ trợ, bà còn là người trực tiếp mưu tính cũng như tham gia chính sự nhằm cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần. Đây là một người phụ nữ cá tính khác thường, một người đặt ra ngoài những ràng buộc lễ nghĩa thông thường vì những mục đích lớn hơn. Như việc bà thông dâm với chính em trai của mình là vua Trần Dụ Tông theo bài thuốc chữa bệnh liệt dương cho vua, khiến cho các n...