Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Thiên Ninh công chúa

Thiên Ninh công chúa tên thật là Ngọc Tha hoặc Bạch Tha, con gái trưởng của vua Trần Minh Tông và Lệ Thánh hoàng hậu, bà đồng thời là chị ruột của vua Trần Dụ Tông.  Thiên Ninh công chúa là một trong những người phụ nữ có vai trò quan trọng nhất góp phần bảo vệ quyền lực của nhà Trần cũng như nước Đại Việt trong cảnh nội loạn và ngoại xâm.  Khác với những người phụ nữ họ Trần khác như Linh Từ Quốc Mẫu, An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa .v.v. những người có tính ôn nhu hơn  và thực hiện nghĩa vụ theo sự sắp đăt của triều đình. Thì riêng bà là người chủ động, mạnh mẽ và quyết đoán hơn cả. Không dừng ở sự hỗ trợ, bà còn là người trực tiếp mưu tính cũng như tham gia chính sự nhằm cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần. Đây là một người phụ nữ cá tính khác thường, một người đặt ra ngoài những ràng buộc lễ nghĩa thông thường vì những mục đích lớn hơn. Như việc bà thông dâm với chính em trai của mình là vua Trần Dụ Tông theo bài thuốc chữa bệnh liệt dương cho vua, khiến cho các n...

CHẾ BỒNG NGA / Po Binasuor

(Tạo hình do các họa sỹ ekip Khát Vọng Non Sông thực hiện) Chế Bồng Nga là một vị vua kiệt xuất, đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia nhỏ bé trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn 1367–1389, ông có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long, khiến vua tôi nhà Trần phải bỏ chạy.  Ông còn được gọi là Anak Orang Cham Bunga, nghĩa là "Bông hoa ánh sáng của người Champa"

14 lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc

Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước Việt. 1. Cuộc xâm lược của nhà Ân Theo sách vở Trung Hoa, năm 1218 TCN, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân còn được gọi là Nhà Hậu Thương]. Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta ba năm và đã bị đánh bại. Như thế, theo Truyền kỳ Phù Đổng, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc đã là một quốc gia vững mạnh. Nước này đã có tổ chức chặt chẽ, có vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre... đã đúc được ngựa sắt, roi sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ... và, theo sách vở Trung Hoa, đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất của chúng. [Vào thời kỳ này, tộc Hoa chưa thành hình. Phải hơn 100 năm sau, bộ lạc Chu mới gom góp các bộ lạc du mục khác ở vùng Thiểm Tây, và thành lập Nhà Chu. Từ đó, tộc Hoa ...

Lịch sử phát triển của các loại vũ khí Việt Nam thời cổ

Sự phát triển của vũ khí có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ vũ khí sử dụng năng lượng cơ bắp của con người và thời kỳ vũ khí sử dụng năng lượng thuốc nổ (thuốc súng). Vũ khí sử dụng thuốc nổ phát triển từ khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX đã khá hoàn thiện. Như vậy có giai đoạn hai loại vũ khí này cùng tồn tại và phát triển. Tuy ra đời rất sớm và có quá trình phát triển lâu dài hàng ngàn năm nhưng loại vũ khí sử dụng sức lực con người hầu như ít có sự tiến bộ về cấu tạo nên hiệu quả không cao, dần dần bị sự phát triển của loại vũ khí sử dụng thuốc nổ thay thế. Thuật ngữ gọi hai loại vũ khí này là Bạch khí và Hỏa khí. Nước ta trong suốt các triều đại Lý – Trần – Lê không khi nào quên việc sửa sang võ bị để tăng cường khả năng chống giặc ngoại xâm. Ngay trong thời bình nhiều nhà vua đã xuống chiếu nhắc nhở tướng sĩ không được lơ là phòng thủ quốc gia, phải chăm lo rèn binh luyện tướng, đóng chiến thuyền và rèn vũ khí. Binh thư yếu lược viết “ Cái đạo mạnh binh để chiến thắng c...

Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌)

Đại Nam Quốc sử Diễn ca là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. I - Lịch sử Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức. Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca cổ nhất còn lưu lại mang mã số VNn. 3 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là ấn bản do hiệu sách Trí Trung Đường in năm 1870 với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in. Tác phẩm này theo lời bạt của bản in năm 1870 thì tác giả nguyên thủy là Lê Ngô Cát làm với 1887 câu lục bát (3774 dòng), được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái sửa lại thành 1027 câu. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm. II - Tác giả Về tác giả Lê Ngô Cát, tiểu sử ghi ông quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức, tỉnh Hà Nội, đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng (tài liệu trong Quốc triều Hương khoa lục). Còn về Phạm Đình Toái, ông quê ở Nghệ ...

Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885

Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885 (L’Empire Vietnamien face a la France et a la Chine)  là cuốn sách được xuất bản tại  Paris  năm 1987 do nhà xuất bản  L'Harmattan  ấn hành. Tác giả của cuốn sách là Yoshiharu Stuboi   sinh năm 1948, nguyên là giảng viên khoa Luật tại Đại học Tokyo. Ông bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ năm 1973. Cuốn sách   này   được trích từ luận án Tiến sĩ đệ tam cấp, bảo vệ năm 1982 tại Đại học Paris của ông. Hiện Y. Stuboi là giáo sư lịch sử chính trị và xã hội Đông Nam Á, Đại học Waseda Tokyo.   Cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885 đã tập trung khắc hoạ bức tranh chính trị và xã hội của nước Đại Nam từ năm 1847 đến năm 1885 - một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc ở nửa cuối thế kỷ XIX. Các sự kiện và nhân vật lịch sử của giai đoạn này đã được tác giả Yoshiharu Stuboi khắc hoạ rõ nét qua 9 chương vớ...