Chuyên đề 7: Trường chinh kháng Mỹ
cứu nước
“
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà
lòng phơi phới dậy tương lai …” (Tố Hữu)
Có thể nói cuộc trường
chinh 20 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một trong hai cuộc kháng chiến
thần thánh nhất trong lịch sử của dân tộc. Không một giai đoạn nào của lịch sử
lại ghi dấu nhiều những cuộc chia ly, những lời hứa không thể thực hiện được,
những ước nguyện đến cuối đời vẫn không thể hoàn thành, những chiến công, hiển
hách của lòng người, của tình quân dân trước những vũ khí hiện đại tối tân của
một trong hai siêu cường lớn nhất trên thế giới.
Đó vừa là một giai đoạn
bi thương của cả dân tộc, hàng triệu sự hi sinh, mất mát không gì bù đắp được
trong mỗi gia đình người Việt Nam, vừa là giai đoạn hùng tráng của cả đất nước,
hàng vạn chiến công, trận đánh chiến thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ tay sai,
hàng vạn trận đánh làm lung lay chính quyền tay sai, phá sản mọi kế hoạch,
chiến lược của những cố vấn bậc thầy từ Lầu Năm Góc, … Song trong cuộc trường
chinh 20 năm không ngơi nghỉ ấy, vì lý tưởng hòa bình, vì mục tiêu đoàn viên
gia đình, hết cảnh “kẻ Bắc người Nam” ấy trong mỗi gia đình, vẫn có không ít
những điều bị xuyên tạc, chống phá, hòng làm mất đi tính chính nghĩa của một
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hòng biến tướng cuộc trường chinh đầy
xương máu ấy của dân tộc Việt Nam thành một cuộc nội chiến, không có bàn tay đế
quốc chủ nghĩa, gây thêm thù hận giữa lòng người trong một dân tộc, một gia
đình mà dấu ấn của nó vẫn chưa thể xóa nhòa hoàn toàn sau nửa thế kỉ.
Chính vì lí do ấy, để
làm rõ hơn những mảng tối, chưa sáng tỏ của lịch sử nước nhà trong cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc, Ban Biên tập câu lạc bộ Lịch sử nước nhà đã quyết
định chọn “Trường chinh kháng Mĩ cứu nước” là một chuyên đề trong tháng 7 – ghi
dấu mùa hè đỏ lửa 1972 tại thành cổ Quảng Trị, ghi dấu mùa hè đỏ lửa thanh niên
gác bút nghiên rời giảng đường đại học lên đường ra tiền tuyến, mùa hè đông
thanh niên xung phong lên đường ra trận nhất trong tất cả 20 mùa hè kháng Mĩ
cứu nước, mùa hè của những Truông Bồn, ngã ba Đồng Lộc, thành cổ Quảng Trị,
v.v.
Chuyên
đề 8: Hào khí Đông A
Đông A là từ chiết tự dùng để chỉ
nhà Trần. Khi nói đến đó, các bạn đã
hình dung ra 1 triều đại với võ công oanh liệt bậc nhất trong lịch sử Việt
Nam với 3 lần đánh thắng quân Mông-Nguyên (1258, 1285 và 1288) - đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới trong
thế kỉ XIII.
Và khi tìm hiểu về nhà Trần chúng
ta cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, đó là về trang phục dân
gian và trang phục cung đình thời Trần. Nó có điều gì biến đổi và đặc sắc so với
thời Lý và Trung Hoa hay không?
Thứ hai, về tổ chức quan lại và bộ
máy thời Trần (1225 - 1400) có gì giống và khác so với thời Lý (1009 - 1225)
Thứ ba, hình luật thời kỳ này còn
mang tính “thân dân” và “quân chủ Phật giáo” hay không
Thứ tư, trong hoàn cảnh nhà Nguyên từng bước xâm chiếm
Trung Hoa thì có sự giao thoa văn hóa nào giữa nhà Nguyên và Trần
Thứ năm, đó là về những danh nhân và đây đặc biệt là
thời kì nở rộ của những vị tướng và danh nhân Việt Nam.
Như vậy, các bạn có thể thấy đây
là 1 chuyên đề hay và thú vị cho những ai đam mê về thời Trần – một triều đại
có nhiều chuyện để tranh luận.
Chuyên đề 9: Trăm năm Pháp thuộc
Tiến trình lịch sử Việt Nam trước
năm 1858, lãnh thổ “Lạc Hồng” phần nhiều luôn bị các triều đại phương Bắc xâm
phạm bờ cõi và đô hộ. Nhưng đến năm 1858, nước ta lại bị một đế quốc phương tây
xâm lược và khai hóa “văn minh”. Suốt trăm năm Pháp thuộc này có nhiều vấn đề
hay để ta khám phá như:
-
Trang phục quý tộc,thượng
lưu thời Pháp thuộc
-
Trang phục dân
gian thời Pháp thuộc
-
Bộ máy quan lại
chính quyền và khoa cử thời Pháp thuộc
-
Tục cưới hỏi, ma
chay, tang chế, sinh hoạt dân gian thời Pháp thuộc
-
Giao thoa văn
hóa thời Pháp thuộc
-
Hình luật-pháp
chế thời Pháp thuộc
-
NGÀY NÀY NĂM XƯA
(1/9&22/9)
Chuyên
đề 10: Kỷ nguyên Đại Việt
Năm 1009, Lý
triều Thái Tổ Thần Vũ Hoàng đế, tức Lý Công Uẩn xuống “chiếu dời đô” từ Hoa Lư
về Đại La và đổi tên thành Thăng Long đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỉ
nguyên mới trong lịch sử - Kỷ nguyên Đại Việt. Thời kỳ này, nhà nước Đại Việt
phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, văn hóa, kinh tế, xã
hội cho đến quân đội, luật pháp, khoa học – kỹ thuật.
Ở chuyên đề Kỷ
nguyên Đại Việt năm nay, Lịch Sử Nước Nhà sẽ cùng bạn tìm hiểu về Trang phục
(cung đình và dân gian) thời Lý; Lễ nghi, phong tục thời Lý; Bộ máy quan lại,
Khoa cử và Danh nhân thời Lý; Luật pháp thời Lý; giao thoa văn hóa thời Lý.
Chuyên đề 11:Giao lưu tiếp biến văn hoá Việt Nam và thế giới
Việt
Nam là một đất nước đặc biệt, đặc biệt bởi nó gắn liền với những ngã ba. Đấy là
ngã ba quan trọng trên tuyến đường hàng hải lớn bậc nhất trên thế giới, tuyến
đường biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, nối liền Nam bán cầu với Bắc
bán cầu, chi phối việc qua lại và giao thương của gần một nửa thế giới với những
thị trường tiêu thụ, nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên đặc biệt dồi dào
như Trung Hoa, Ấn Độ, …
Đó
là ngã ba của lịch sử hình thành nhân loại, là vùng đệm của ba cái nôi quan trọng
nhất của loài người theo thuyết Đa trung tâm – đó là cái nôi sông Hoàng Hà, cái
nôi sông Dương Tử, cái nôi sông Ganga và cái nôi Đông Nam Á. Đó cũng là ngã ba
đặc biệt, kết nối quan trọng giữa hai khu vực hải đảo với lục địa của các nước
Đông Nam Á. Là nơi đầu tiên các quốc gia hải đảo Đông Nam Á phải đặt chân đến để
tiếp xúc, giao thương, học hỏi dễ dàng hơn với những quốc gia Đông Nam Á lục địa
khác như Thái Lan, Lào, Cambodia, …
Song
chính những vị trí, vai trò “ngã ba” quan trọng ấy của Việt Nam xuyên suốt tiến
trình lịch sử đã góp phần tạo nên một tính chất quan trọng điển hình khi nghiên
cứu lịch sử văn hóa dân tộc, đó là tính giao lưu – tiếp biến văn hóa. Nằm ở một
ngã ba, vùng đệm của những cái nôi văn minh lớn, tiếp xúc thường
xuyên với những nền văn minh xa lạ, cũng như lân cận, Việt Nam phải luôn giữ
cho mình được hồn cốt dân tộc, trên nền văn hóa bản địa của người Việt, để hòa
nhập không bị “hòa tan”. Đó là vấn đề, là nguồn cội của quá trình giao lưu, tiếp
biến văn hóa tích cực đã và đang diễn ra trong suốt quá trình lịch sử phát triển
của dân tộc. Nhờ giao lưu – tiếp biến văn hóa có chọn lọc, phù hợp, thích ứng với
nền văn hóa bản địa Lạc Việt mà những giá trị văn hóa ngoại lai, tinh hoa văn
hóa thời đại có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn và có chỗ đứng vững
chắc hơn trong nền văn hóa dân tộc Việt. Đồng thời, người Việt cũng có cơ hội học
hỏi, tiếp cận và gia tăng vốn hiểu biết, kinh nghiệm phong phú, phục vụ quan trọng
trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của dân tộc mình, từ đó hiểu được những bạn,
những đối thủ của mình hơn, qua đó “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
trước mọi kẻ thù xâm lược phương Bắc lẫn phương Tây.
Chính
vì tầm quan trọng đặc biệt có ý nghĩa lịch sử ấy của quá trình giao lưu – tiếp
biến văn hóa, đồng thời để giữ gìn – phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa thời đại theo đúng tinh thần của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt
Nam là Xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới với hai đặc trưng là tiên tiến và đậm
đà bản sắc dân tộc, Ban Biên tập câu lạc bộ Lịch sử nước nhà đã quyết định chọn
“Giao lưu – tiếp biến văn hóa qua các thời kỳ” ở 4 vùng văn hóa chính của Việt
Nam (Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ) làm chuyên đề cho các bài
viết trong tháng 11.
Chuyên đề 12: 30 năm Đổi mới
Cuộc sống hiện đại, vật chất đủ đầy
ngày nay mà bạn và tôi đang hưởng thụ chính là nhờ một phần rất lớn của công cuộc
Đổi Mới cách đây hơn 30 năm, Nhờ cải cách Đổi Mới năm 1986 mà nước ta dần đi
lên hội nhập và phát triển. Đây là khoảng thời gian mà nảy sinh nhiều vấn đề
hay và hấp dẫn mà ta cần tìm hiểu như :
-
Trang phục thượng
lưu trước, trong và sau Đổi mới (1976-nay)
-
Trang phục dân
gian trước, trong và sau Đổi mới
(1976-nay)
-
Bộ máy nhà nước
và giáo dục trước, trong và sau Đổi mới (1976-nay)
-
Giao thoa văn
hóa thời Đổi mới
-
Hình luật-pháp
chế trước, trong và sau Đổi mới (1976- nay)
-
NGÀY NÀY NĂM XƯA
(1/12&22/12)
Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét