Chuyển đến nội dung chính

TÍNH CHẤT DÂN CHỦ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII



Đã hơn 220 năm kể từ khi cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ (14/7/1789 – 14/7/2018) nhưng những gì mà cuộc cách mạng ấy để lại vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay. Đã có hàng trăm, hàng nghìn cuộc Hội thảo khoa học, cuốn sách nghiên cứu, … đề cập về Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Và nhân dịp chào mừng ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Pháp (14/7/1789 – 14/7/2018), tôi viết bài phân tích nói về tính chất dân chủ của cuộc cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII. Kính mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết này được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Sau đây là nội dung bài viết đặc biệt của chuyên mục: NGÀY NÀY NĂM XƯA - SỐ ĐẶC BIỆT nhân dịp kỉ niệm 229 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Pháp (14/7/1789 – 14/7/2018).
Hình 1. Đột chiếm ngục Bastille, 14 tháng 7 năm 1789
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng thể hiện con đường phát triển từ thấp lên cao, theo chiều hướng đi lên. Đỉnh cao của cuộc cách mạng này là nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobins[1] (tồn tại từ ngày 2/6/1793 đến ngày 27/7/1794) và chính cuộc cách mạng đã phát huy sức mạnh của quần chúng, giải quyết triệt để nhiệm vụ cách mạng. Nhiệm vụ của một cuộc cách mạng thường có hai vấn đề cần được giải quyết, đó là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi tập trung phân tích nhiệm vụ dân chủ của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, còn nhiệm vụ dân tộc sẽ được phân tích ở một dịp khác. Trước khi đi vào bài viết, tôi làm rõ khái niệm nhiệm vụ dân chủ như sau:
Nhiệm vụ dân chủ của một cuộc cách mạng được biểu hiện ở hai khía cạnh, đó là dân chủ về chính trị và dân chủ về kinh tế.
1. Dân chủ về chính trị
Dân chủ về chính trị được hiểu là việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với chính quyền điều hành gồm Hiến pháp và Quốc hội và trong nền dân chủ dân chủ tư sản, mỗi người dân có quyền tự do về chính trị, tự do kinh doanh và đặc biệt phải có quyền tư hữu.
Dân chủ về chính trị của cuộc cách mang tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được thể hiện qua bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (26/8/1789) và bản Hiến pháp (24/6/1793). Cụ thể là:
Bản Tuyên ngôn năm 1789 đã nêu lên quyền tự do bình đẳng của con người, khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân, ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân, được kết tinh trong khẩu hiệu nổi tiếng: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân cùng với những quyền tự do dân chủ khác.
Hình 2. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Sau khi chính quyền chuyên chính dân chủ Jacobins được thành lập (2/6/1793),  bản Hiến pháp Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử nước Pháp được Hiệp hội dân tộc thông qua vào ngày 24/6/1793. Trước Hiến pháp, có một bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” mới do Robespierre khởi thảo. Tuyên ngôn nêu rõ mục đích của xã hội là vì hạnh phúc chung và chính phủ có nhiệm vụ phải “bảo đảm những quyền tự nhiên và không thể xâm phạm” là quyền Tự do – Bình đẳng – An ninh và Sở hữu. Công dân dược quyền tự do tín ngưỡng, lao động, ngôn luận, kiến nghị,…
Hình 3. Maximilien Marie Isidore de Robespierre (1758 – 1794)
Bản Hiến pháp 1793 đã xóa bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực, quy định người Pháp, nam giới đến 21 đều được đi bầu cử quốc hội. Quốc hội được bầu lại hàng năm vào ngày 1/5. Các dự luật được quốc hội thông qua sẽ đưa cho nhân dân thảo luận trong các cuộc họp cơ sở.
Đặc biệt, bản Hiến pháp này đã phản ánh và đánh dấu một giai đoạn mới, một giai đoạn cách mạng cao hơn. Nó tuyên bố trước toàn thế giới những nguyên tắc tự do và dân chủ, một nền dân chủ tư sản tiến bộ hơn hẳn Hiến pháp năm 1791.
Vì vậy, Hiến pháp năm 1793 được nhân dân nhiệt liệt đón chào như một thắng lợi lớn của cách mạng.
2. Dân chủ về kinh tế.
Dân chủ về kinh tế được hiểu là việc xác lập quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân trong các cuộc cách mạng tư sản.
Dân chủ về kinh tế trong cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được biểu hiện rõ nhất ở nền chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobins. Cụ thể là:
Chỉ một ngày sau khi nắm chính quyền, những người Jacobins đã xác lập quyền đại sở hữu về ruộng đất, tiến đến chia đều ruộng đất cho nông dân.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Jacobins được thực hiện thông qua 3 sắc luật:
Ngày 3/6/1793, Hiệp hội dân tộc thông qua sắc lệnh quy định đất đai tịch thu của bọn di cư được chia làm nhiều mảnh nhỏ và bán theo lối trả tiền dần trong 10 năm. Sắc lệnh còn quy định việc chia cho mỗi bần nông một acpen đất (gần nửa ha) trong số đất đai của bọn di cư, nếu nơi đó không có công điền.
Ngày 10/6/1793, Hiệp hội ra sắc lệnh chia hẳn đất công xã cho nông dân và điều chỉnh để cho mỗi người dều có một mảnh ruộng bằng nhau
Ngày 17/7/1793, Hiệp hội ra sắc lệnh hoàn toàn thủ tiêu các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi thứ đóng góp cho quý tộc mà không phải bồi thường. Các khế ước, văn tự phong kiến bị đốt, việc tàng trữ giấy tờ đó bị coi là tội nặng, có thể bị tù khổ sai.
Hình 4. Cửa vào Câu lạc bộ Jacobin trên đường Saint-Honoré, Paris.
Các đạo luật ruộng đất có một ý nghĩa ý lịch sử to lớn. Chỉ trong hai tháng, những người Jacobins đã giải quyết được một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà các chính phủ trước đó không làm được trong hàng năm trời. Nó phá hoại tận gốc chế độ phong kiến, biến tầng lớp nông dân trước kia phụ thuộc vào phong kiến thành những người tiểu tư hữu tự do và thiết lập chế độ kinh tế tiểu nông. Nó tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Jacobins là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản.
3. Kết luận
Tóm lại, với nhiệm vụ dân chủ đã nêu ở trên, có thể đánh giá rằng cuộc cách mạng cuối thế kỷ XVIII ở nước Pháp là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Ngoài ra, nó còn là một cuộc cách mạng vĩ đại và chính cuộc cách mạng này đã trở thành cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn trong phạm vi toàn châu Âu và có ý nghĩa lớn lao đối với thời đại.
Người viết: Trường Sơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Bộ thông sử thế giới vạn năm tập 1 (2000), Phần Lịch sử thế giới cận đại (giai đoạn khoảng từ năm 1640 đến năm 1870), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
2.      Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh - Khoa Quan hệ quốc tế (tháng 9/2016), Tập bài đọc môn: Pháp luật đại cương,  Tp. Hồ Chí Minh.
3.      Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng (2010), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.





[1] Jacobins (phiên âm Giacôbanh) là phái đại diện cho những người tư sản dân chủ cách mạng, chủ yếu là tư sản lớp dưới, liên minh với tiểu tư sản và các tầng lớp bình dân như tiểu chủ, thợ thủ công, công nhân thủ công trường và nông dân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trang phục Triều Trần (1225 - 1400)

Trang phục Hoàng đế Nhà Trần tiếp nối nhà Lý một cách hòa bình nên các di sản và giá trị thời Lý vẫn được học theo cũng như vẫn có sự học hỏi từ nhà Tống bên Trung Quốc. 1) Lễ phục Hoàng đế Lễ phục thời Trần của hoàng đế vẫn là Cổn Miện. Quy chế về căn bản vẫn như thời Lý. Lê Tắc trong "An Nam chí lược" cho biết vua Trần có 4 loại mũ là : Mũ Miện, Mũ Thông Thiên, Mũ Phù Dung và Mũ Phốc Đầu. 2) Triều phục Hoàng đế Theo ghi nhận của Lê Tắc trong "An Nam chí lược" thì vua Trần có bộ triều phục Quyển Vân, đội Mũ Quyển Vân (Quyển Vân Quan - 卷雲冠 ). Tên gọi thực tế của Mũ Quyển Vân là Mũ Thông Thiên ( Thông Thiên Quan - 通天冠 )   nhưng do dáng mũ uốn cong như mây cuốn nên tục gọi là Quyển Vân. Ngô Tự Mục thời Tống cho biết : " Mũ Thông Thiên của vua Tống đều dùng hạt Bắc châu uốn kết lại, còn gọi là Mũ Quyển Vân". Mạnh Nguyên Lão thời Tống cũng mô tả: " Hoàng đế đội mũ Thông Thiên, còn gọi là Mũ Quyển Vân, mặc áo bào đỏ, cầm ngọc khuê". ...

HÌNH ẢNH ÁO CỔN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hình ảnh áo Cổn đã được ghi chép trong hai bộ sử là Đại Việt Sử kí Toàn thư (thế kỉ XV) và Việt Sử lược ( được xác định là ra đời dưới thời  nhà Trần ) . Cả hai bộ sử đều thống nhất rằng áo Cổn đã xuất hiện từ thời nhà Đinh - Tiền Lê thông qua các chi tiết sau: Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên có đoạn “ Thái hậu (tức Thái hậu Dương Vân Nga - Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng) thấy mọi người đều vui lòng quy phục, bèn sai lấy áo (Long) Cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu [980], giáng phong vua làm Vệ Vương. ” Việt Sử lược cũng có cùng chi tiết “Thái hậu thấy lòng người theo phục, sai người lấy áo (Long) Cổn khoác lên mình vua, xin lên ngôi. Năm Canh Thìn (980), vua lên ngôi …” Như vậy, khi xem xét kĩ càng các chi tiết được đưa ra ta thấy cả hai bộ sử đều ghi nhận sự kiện Thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo (Long) Cổn của nhà Đinh khoác lên người Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn vào năm 980,...

Thiên Ninh công chúa

Thiên Ninh công chúa tên thật là Ngọc Tha hoặc Bạch Tha, con gái trưởng của vua Trần Minh Tông và Lệ Thánh hoàng hậu, bà đồng thời là chị ruột của vua Trần Dụ Tông.  Thiên Ninh công chúa là một trong những người phụ nữ có vai trò quan trọng nhất góp phần bảo vệ quyền lực của nhà Trần cũng như nước Đại Việt trong cảnh nội loạn và ngoại xâm.  Khác với những người phụ nữ họ Trần khác như Linh Từ Quốc Mẫu, An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa .v.v. những người có tính ôn nhu hơn  và thực hiện nghĩa vụ theo sự sắp đăt của triều đình. Thì riêng bà là người chủ động, mạnh mẽ và quyết đoán hơn cả. Không dừng ở sự hỗ trợ, bà còn là người trực tiếp mưu tính cũng như tham gia chính sự nhằm cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần. Đây là một người phụ nữ cá tính khác thường, một người đặt ra ngoài những ràng buộc lễ nghĩa thông thường vì những mục đích lớn hơn. Như việc bà thông dâm với chính em trai của mình là vua Trần Dụ Tông theo bài thuốc chữa bệnh liệt dương cho vua, khiến cho các n...