Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

12 CHUYÊN ĐỀ CỦA CLB LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ (PHẦN 2)

Chuyên đề 7: Trường chinh kháng Mỹ cứu nước “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai …” (Tố Hữu) Có thể nói cuộc trường chinh 20 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước là một trong hai cuộc kháng chiến thần thánh nhất trong lịch sử của dân tộc. Không một giai đoạn nào của lịch sử lại ghi dấu nhiều những cuộc chia ly, những lời hứa không thể thực hiện được, những ước nguyện đến cuối đời vẫn không thể hoàn thành, những chiến công, hiển hách của lòng người, của tình quân dân trước những vũ khí hiện đại tối tân của một trong hai siêu cường lớn nhất trên thế giới. Đó vừa là một giai đoạn bi thương của cả dân tộc, hàng triệu sự hi sinh, mất mát không gì bù đắp được trong mỗi gia đình người Việt Nam, vừa là giai đoạn hùng tráng của cả đất nước, hàng vạn chiến công, trận đánh chiến thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ tay sai, hàng vạn trận đánh làm lung lay chính quyền tay sai, phá sản mọi kế hoạch, chiến lược của những cố vấn bậc thầy từ Lầu Năm Góc, … Song trong cuộ...
Các bài đăng gần đây

TÍNH CHẤT DÂN CHỦ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

Đã hơn 220 năm kể từ khi cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ (14/7/1789 – 14/7/2018) nhưng những gì mà cuộc cách mạng ấy để lại vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay. Đã có hàng trăm, hàng nghìn cuộc Hội thảo khoa học, cuốn sách nghiên cứu, … đề cập về Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Và nhân dịp chào mừng ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Pháp (14/7/1789 – 14/7/2018), tôi viết bài phân tích nói về tính chất dân chủ của cuộc cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII. Kính mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết này được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Sau đây là nội dung bài viết đặc biệt của chuyên mục: NGÀY NÀY NĂM XƯA -  SỐ ĐẶC BIỆT  nhân dịp kỉ niệm 229 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Pháp (14/7/1789 – 14/7/2018). Hình 1.  Đột chiếm ngục Bastille , 14 tháng 7 năm 1789 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng thể hiện con đường phát triển từ thấp lên cao, theo chiều hướng đi lên. Đỉnh cao của cuộc cách mạng này là nền chuyên chính dân chủ cách ...

12 CHUYÊN ĐỀ CỦA CLB LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ (PHẦN 1)

Chuyên đề 1: Bang giao với thế giới Ngoại giao là một trong những công cụ quan trọng nhất thể hiện vị thế và quyền lực của quốc gia trong lịch sử. Lịch sử ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng với lịch sử các nhà nước của Việt Nam từ thời kỳ quân chủ chuyên chế Lý Trần đến thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đến cả thời kỳ nước Việt Nam thống nhất, nối liền một dải từ sau năm 1975 đến nay. Có thể nói lịch sử ngoại giao Việt Nam thăng trầm cùng lịch sử dân tộc. Với mỗi thời kỳ lịch sử, tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể và năng lực của quốc gia thời kỳ đó, chính sách và đường lối ngoại giao của Việt Nam lại mang những nét đặc thù riêng. Nếu như lịch sử ngoại giao trước thế kỉ XVI của Việt Nam chỉ chủ yếu xoay quanh những trục quan hệ truyền thống với các nước phương Bắc như Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, v.v thì từ thế kỉ XVI trở đi, đường lối và các chính sách ngoại giao của Việt Nam có phần phức tạp, chuyển biến mạnh mẽ với sự xuất hiện của những trục quan hệ quốc tế mới với ...

An Nam truyện - khám phá lịch sử Việt Nam nhìn từ Trung Quốc

Nhan đề “An Nam truyện” dễ khiến người đọc liên tưởng đến các mẩu truyện về nước Nam hồi xưa, nhưng không, đây là các phần ghi chép về nước ta trong chính sử Trung Quốc.   Những nội dung trong An Nam truyện mang lại cảm giác khách quan khi đọc các dữ kiện về lịch sử nước ta. Một số sự kiện được đặt trong mạch ghi chép của tác giả Trung Quốc có thể xem như một dịp để tiếp cận lịch sử theo hướng khác.  Giới nghiên cứu vẫn không ngừng thắc mắc rằng chính sử quan phương của Trung Quốc ghi chép về Việt Nam như thế nào.  Và trước nay chúng ta chỉ được tiếp cận thông qua các nguồn thứ cấp, thường nhiều người chỉ được nghe, được nhắc đến, chứ chưa được đọc một cách đầy đủ. Theo Sách Tao Đàn, chính điều này đã làm phát sinh ý tưởng: đặt dịch giả Châu Hải Đường thực hiện một bộ sách để giải đáp thắc mắc trên. Kết quả là công trình  An Nam truyện  ra đời. Dịch giả Châu Hải Đường đã bỏ công tỉ mẩn đọc và lọc từ trong 17 bộ sách sử của Trung Quốc, tìm lấy nh...

Thiên Ninh công chúa

Thiên Ninh công chúa tên thật là Ngọc Tha hoặc Bạch Tha, con gái trưởng của vua Trần Minh Tông và Lệ Thánh hoàng hậu, bà đồng thời là chị ruột của vua Trần Dụ Tông.  Thiên Ninh công chúa là một trong những người phụ nữ có vai trò quan trọng nhất góp phần bảo vệ quyền lực của nhà Trần cũng như nước Đại Việt trong cảnh nội loạn và ngoại xâm.  Khác với những người phụ nữ họ Trần khác như Linh Từ Quốc Mẫu, An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa .v.v. những người có tính ôn nhu hơn  và thực hiện nghĩa vụ theo sự sắp đăt của triều đình. Thì riêng bà là người chủ động, mạnh mẽ và quyết đoán hơn cả. Không dừng ở sự hỗ trợ, bà còn là người trực tiếp mưu tính cũng như tham gia chính sự nhằm cứu vãn cơ nghiệp nhà Trần. Đây là một người phụ nữ cá tính khác thường, một người đặt ra ngoài những ràng buộc lễ nghĩa thông thường vì những mục đích lớn hơn. Như việc bà thông dâm với chính em trai của mình là vua Trần Dụ Tông theo bài thuốc chữa bệnh liệt dương cho vua, khiến cho các n...